Trẻ em Việt Nam nên bắt đầu học tiếng Anh khi nào?

19/10/2020 - 11:14      522 lượt xem

Đây là tâm sự của cô giáo Đinh Thu Hồng (đang dạy học ở Mỹ) khi chia sẻ lại bài viết của mình trên trang FB cá nhân: "Chủ đề này mình viết từ cách đây 2 năm trên trang "Học kiểu Mỹ tại nhà", đã có báo đăng lại hồi tháng 1 năm ngoái. Bản trên trang của mình đầy đủ hơn vì có trích dẫn sách và nghiên cứu khoa học.

Mà nay post lại vì vẫn có khá nhiều phụ huynh nhắn hỏi mình về chuyện học tiếng Anh của con, dù con còn nhỏ tuổi, thậm chí mới đẻ hay còn sơ sinh, chưa đến 1 tuổi. Post lại để một lần nữa muốn nhắn nhủ với phụ huynh rằng: hãy cứ bình tĩnh sống, yêu thương và chăm con, hãy cứ cho con tắm trong môi trường ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam. Vậy đã đủ bận lắm rồi. Đừng vì thấy mọi người chung quanh ai cũng cho con đi học tiếng Anh mà mình phải cho con học tiếng Anh. Môi trường văn hoá và ngôn ngữ nơi các bé sinh ra là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ của con về sau, cho nhiều mặt."

Xin chia sẻ với các phụ huynh bài viết trước đây của cô giáo Đinh Thu Hồng:

Nên bắt đầu học tiếng Anh khi nào?

Chuyện là Thu Hồng nhận được khá nhiều tin nhắn của các phụ huynh hỏi về việc học tiếng Anh (từ đây sẽ viết tắt là TA) của các bé. Mà các bé đại đa số là mới 3-4 tuổi, thậm chí 1-2 tuổi, còn quá nhỏ. Lời khuyên đầu tiên là: Hãy cho các bé HỌC TIẾNG VIỆT TRƯỚC ĐÃ, đọc thông viết thạo tiếng Việt đã nhé!

Trước khi phân tích và nói kỹ hơn, mình đưa ra những từ chuyên môn và viết tắt để mọi người tiện theo dõi nhé: 
- L1: first language, native language, trong ngữ cảnh này là tiếng Việt (tắt là TV), hay tiếng mẹ đẻ
- L2: second language, target language, ở đây là TA
- EsL: English as Second Language 
- ELL: English Language Learners, ở đây là các bạn học sinh sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và 1 phần các bạn sinh ra ở nước ngoài mà có cả 2 bố mẹ người Việt.

Mình khuyên nên cho các bé giỏi tiếng Việt trước đã vì những lý do sau: 
1. TV là ngôn ngữ nền tảng, là hệ quy chiếu khi các em học TA hay ngôn ngữ thứ 2/L2. 
2. Những gì các em học đc ở L1 hay TV sẽ là kiến thức nền (background knowledge) tuyệt vời khi học L2/TA cũng như những kiến thức học thuật khác của L2. Có rat rất nhiều những nghiên cứu khoa học khẳng định việc kiến thức ở L1 sẽ chuyển đổi và ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp nhận và học L2. Tức là học TV và kiến thức bằng TV giỏi thì việc học TA/L2 và kiến thức bằng L2 cũng dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều . 
Hồng liệt kê vài tên sách/ bài nghiên cứu, ai rảnh đọc nhé: 
- Teaching vocabulary to English language learners. Graves, M.F, August, D., & Mancilla-Martinez, J. (2012). New York: Teachers College Press
- The reading strategies of bilingual Latina/o students who are successful English readers: Opportunities and obstacles. Jimenez, R., Garcia, G.E., & Pearson, P. (1996). Reading Research Quarterly, 31, 90-112
- Successful transition into mainstream English:Effective strategies for studying literature. Saunders, W., O'Brien, G., Lennon, D., McLean, J. (1999)
Trước đây cũng có một trào lưu coi thường L1, coi việc biết L1 là cản trở đối với việc học và tiếp nhận L2. Nhưng trào lưu này đã lỗi thời, kết thúc từ lâu vì bị coi là sai lầm, bị phản bác với nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau.
3. Ở bên này những ai là L1 advocates/supporters (ủng hộ việc giữ và học L1/tiếng mẹ đẻ) thì luôn nhắc các em và bố mẹ các em học sinh nhập cư vào Mỹ phải giữ tiếng mẹ đẻ ở nhà, đọc truyện hay giao tiếp bằng L1 với các em ở nhà. Ở trường học mấy cô giáo dạy EsL đều ngày nào cũng nhấn mạnh điều này.
4. Biết thêm 1 thứ tiếng có lợi cho sự phát triển trí tuệ của các em hay ELLs. Và nhất là mình ở Việt Nam thì tội gì mình không để các em học và thỏa sức vẫy vùng bằng tiếng mẹ đẻ hay TV. Trong thế giới hội nhập như hiện nay thì biết thêm nhiều ngôn ngữ và biết giỏi thì càng tốt. Hơn nữa biết đâu về sau, với đà tăng trưởng của châu Á như hiện nay, TV lại có nhu cầu cao.
5. Đừng lo áp lực cạnh tranh hay phong trào hay "sự thực" qua mất độ tuổi /giai đoạn vàng để học TA hay L2. Lứa tuổi lý tưởng theo nhiều nghiên cứu KH là trước khi các em dạy thì (reach their puberty) , tức là trước khi các em 12-15 tuổi. Theo mình độ tuổi tốt nhất để các em bắt đầu là sau lớp 2, trước lớp 5, tức là từ 7- 10 tuổi. Lúc đó các em đã đọc thông viết thạo TV, đã có những kiến thức nền nhất định.
Kiến thức nền hết sức quan trọng vì ELL/EsL students khi sang học tập ở môi trường của L2, thường vấp phải là yếu về CALP (Cognitive Academic Language Proficiency/ngôn ngữ học thuật). Các em thường đuổi kịp BICs (Basic Interpersonal Communication Skills- ngôn ngữ giao tiếp hội thoại hàng ngày) chỉ trong 1-2 năm. Nhưng phải mất 5-7 năm để các em theo kịp và có CALP. Thế nên nếu giỏi kiến thức bằng L1 thì khoảng cách và cơ hội có CALP sẽ nhanh hơn.
6. Cuối cùng thì mình dẫn chứng chính trường hợp của mình: bắt đầu học TA lúc cuối lớp 4, đầu lớp 5, là "nạn nhân" của phương pháp dạy bằng Ngữ pháp (Grammatical or Grammar/Translation method) mà thế giới đã cho vào dĩ vãng từ lâu. Vậy mà rồi về sau may mắn có môi trường sử dụng TA hay L2 nên cũng OK . Thế nên các ông bố bà mẹ người Việt dừng lo nhé. Nhất là trong bối cảnh hiện nay tha hồ có nhiều nguồn tài liệu, thong tin bùng nổ , các con sẽ nhanh chóng và dễ dàng có cơ hội học TA hay L2.

Hy vọng mình đã đủ lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục cả nhà là đừng cho các con học TA sớm quá. Nếu các con đã giỏi TV (cả về mặt ngôn ngữ lẫn kiến thưc) thì OK . Nhớ nhé, cứ khoảng lớp 2 trở lên cho bé học cũng chưa muộn, không hề muộn. Vậy là sớm hơn cô Thu Hồng đó. 

Để kết, mình chỉ ghi lại cuộc nói chuyện ngắn với bà Sue Grisko- người đã có kinh nghiệm 22 năm, là nhà tư vấn và chuyên gia hàng đầu về dạy đọc tại Hoa Kỳ. Bà là người viết nhiều chương trình và sách, tài liệu về dạy đọc. Thu Hồng rất may mắn khi có dịp học trong một khoá đào tạo do bà dạy. Khi hỏi về nguồn tài liệu cho trẻ em Việt Nam học TA, câu đầu tiên bà hỏi lại mình là: "Các bạn nhỏ đó đã biết TV rồi chứ hả?!" Thế đấy, TV giỏi đã, rồi hẵng nghĩ đến TA.

Mọi người chia sẻ post này cho nhiều phụ huynh biết nhé! Thanks!

Sau đây mình chia sẻ nguồn tài liệu tuyệt vời do bà cung cấp: website "Florida Center for Reading Research". Mọi người chỉ cần scroll down xuong duoi, click on Part One, or Part Two, se file PDF tha hồ in: 
- Phonemic Awareness
- Phonics
- Fluency
- Vocabulary
- Comprehension

Happy reading!

Đinh Thu Hồng

09/10/2023 574
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: theo thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Đau mắt đỏ thường xảy ra ở địa bàn lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tích cực, chủ động phòng bệnh Đau mắt đỏ như sau: Đau mắt đỏ là t...
Xem chi tiết
07/10/2023 1.664
Tại Hội nghị Nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động năm học 2023-2024, chủ đề thiết thực về "Xây dựng kỹ năng đặc thù cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại Trường Tiểu học Bình Minh" đã thu hút sự quan tâm của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên. Đại diện khối Giáo dục đặc biệt, đồng chí Nguyễn Thị Lý giáo viên chủ nhiệm lớp C4, đã đưa ra những đề xuất thiết thực và hiệu quả về cách cải thiện nội dung kỹ năng đặc thù cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại trường. Đề xuất này tập trung vào sự sáng tạo và áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật t...
Xem chi tiết
19/09/2023 475
Hỏa hoạn là tai nạn rất dễ dẫn đến thương vong với tốc độ rất nhanh. Do vậy, kỹ năng xử lý khi xảy ra cháy luôn là thứ cần thuộc nằm lòng với bất cứ ai. - Trường Tiểu học Bình Minh -
Xem chi tiết
30/09/2021 1.426
Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an thành phố Nha Trang vừa phát hiện bắt giữ hai vụ tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý. Đáng chú ý qua hai vụ việc này cơ quan công an đã thu giữ hàng chục gói ma tuý được nguỵ trang dưới dạng gói bột thực phẩm hương dâu pha uống. Đây là những loại ma tuý lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Trên bao bì gói bột này có in các thành phần thường thấy của loại nước uống trái cây. Tuy nhiên bao bì không ghi thông tin của nhà sản xuất cũng như xuất xứ của sản phẩm. Theo lời khai ban đầu của các đối tượng bị bắt giữ thì những gói...
Xem chi tiết
30/07/2021 1.446
Tài liệu tham khảo về: Sự thu nhận và phát triển lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp. Các hoạt động can thiệp và các chiến lược thực hành. Xem tài liệu: Tại đây.
Xem chi tiết
30/07/2021 645
Tài liệu tham khảo về: Tuổi dậy thì - Hướng dẫn cho thanh thiếu niên rối loạn phổ tự kỷ và các bậc phụ huynh. Xem file tài liệu: Tại đây.
Xem chi tiết
05/04/2021 1.110
1. Tìm ra cách học tốt nhất với con Để làm được điều này, cha mẹ hãy quan sát con khi bé học tập. Thử xem bé học tốt hơn khi được ngồi một mình trong phòng yên tĩnh hay khi ngồi học cùng anh/chị/em khác trong nhà. Ngoài ra, mẹ nên dạy con cách nghiên cứu bài tập theo các bước, ví dụ như: Ghi chú những điều cơ bản khi bé đọc một chương sách. Học theo bảng biểu và biểu đồ. Tóm tắt những gì bé đã học theo cách riêng của bé. 2. Tắt tivi Bạn hãy thiết lập nguyên tắc sinh hoạt có lợi cho sự tập trung vào bài vở của con; chẳng hạn, thời gian học bài là thời gian không có tiếng tivi. Tiếng tivi có khả...
Xem chi tiết
05/04/2021 1.169
​ 1. Cách dạy con tự lập sớm Yêu con không có nghĩa phải nuông chiều con, nếu muốn con mình tốt lên thì ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ nên dạy con cách tự giác để con không có tính ỷ lại. Chẳng hạn như cha mẹ yêu cầu con tự sắp xếp lại đồ chơi của mình sau khi chơi xong, hướng dẫn con tự làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của con. ​ Cho trẻ quyền tự quyết, tự giác thực hiện mọi việc theo suy nghĩ của trẻ. Cách dạy con này sẽ giúp trẻ học được cách tự thân vận động và rút ra được nhiều kinh nghiệm theo thời gian. Cha mẹ chỉ nên giúp đỡ con khi thật sự cần thiết. Đây là cách dạy con...
Xem chi tiết
19/10/2020 812
Con trai tôi sinh ở Nga, tròn 6 tuổi thì về Việt Nam học lớp một. Tôi còn nhớ, cháu vấp phải rất nhiều rào cản về tâm lý, sốc về cách học, cách ứng xử ở môi trường học đường Việt Nam. Đơn giản vì bé chưa quen và chưa được chuẩn bị tâm lý, kỹ năng tốt để bước vào một lớp học 50-60 học sinh thay vì 30 học sinh như ở Nga. Thế mà, tôi không ngờ rằng, những bạn nhỏ Việt Nam khi sang học ở "Tây" cũng chịu nhiều áp lực không kém TS. Nguyễn Thuỵ Anh với các em nhỏ. Áp lực của sự… không thành tích Tôi có dịp nghe câu chuyện của một bạn nhỏ theo bố mẹ sang Đức. Cháu bị stress nặng vì những thứ xung quan...
Xem chi tiết
19/10/2020 639
Nay tác giả vừa chia sẻ một vấn đề mà liên quan tới tất cả các bậc làm cha, làm mẹ: "Mua gì cho con và không nên mua gì cho con?". Xin cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Cao Sang và chia sẻ cùng các bạn. HAI MÓN ĐỒ CHO CON Thạc sĩ Đỗ Cao Sang Giả sử bạn là một đại gia, việc chọn mua gì cho con cái trong ngày sinh nhật đôi khi cũng rất đau đầu. Giống như vợ chồng Thạch Sùng, để tiêu hết tiền cũng phải vắt óc lên mà nghĩ. Tôi cá rằng ở xã hội mình, không thiếu các gia đình đang ở trong trường hợp này. Vậy tôi xin đưa ra câu trả lời giúp: Có hai thứ bạn nên mua cho trẻ càng nhiều càng tốt là NHẠC CỤ và SÁCH. Thật...
Xem chi tiết
15/10/2020 1.242
Khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1, thói quen tự giác học tập sẽ được hình thành và trẻ bắt đầu làm quen với các môn đọc, viết và toán. Các bậc cha mẹ sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa hai cấp mầm non và tiểu học và có thể nhận thấy ngay trong lớp học với nhiều bàn ghế hơn, chương trình học tập đòi hỏi các em phải tập trung và nghiêm túc hơn. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng tổ chức các buổi họp phụ huynh trước khi năm học bắt đầu hoặc trong những tuần đầu tiên của học kỳ. Nếu bạn không đến tham dự được, hãy liên hệ với nhà trường hoặc nói chuyện trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ n...
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH
Facebook Fanpage
© 2020 Bản quyền thuộc về Tiểu học Bình Minh - Bảo lưu mọi quyền. Website được thiết kế bởi Tất Thành