Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người

19/10/2020 - 11:12      812 lượt xem

Con trai tôi sinh ở Nga, tròn 6 tuổi thì về Việt Nam học lớp một. Tôi còn nhớ, cháu vấp phải rất nhiều rào cản về tâm lý, sốc về cách học, cách ứng xử ở môi trường học đường Việt Nam. Đơn giản vì bé chưa quen và chưa được chuẩn bị tâm lý, kỹ năng tốt để bước vào một lớp học 50-60 học sinh thay vì 30 học sinh như ở Nga.

Thế mà, tôi không ngờ rằng, những bạn nhỏ Việt Nam khi sang học ở "Tây" cũng chịu nhiều áp lực không kém

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người

TS. Nguyễn Thuỵ Anh với các em nhỏ.

Áp lực của sự… không thành tích

Tôi có dịp nghe câu chuyện của một bạn nhỏ theo bố mẹ sang Đức. Cháu bị stress nặng vì những thứ xung quanh "không giống ở nhà". Trước hết, không ai để ý đến thành tích của cháu. Cháu đã quen được tung hô: cuối tuần khen thưởng vì điểm giỏi, ông bà tự hào khoe với bạn bè hàng xóm về cô cháu gái giải nọ giải kia trong các cuộc thi. Ở trường, cháu được được nhắc tên, tuyên dương, nhận quà, thay mặt các bạn phát biểu. Nghĩa là, thành tích của cháu phải được ghi nhận, được xếp hạng, được ngưỡng mộ.

Nhưng ở châu Âu, họ cần học sinh vượt được bản thân, thành tích phải so sánh với thành tích của chính mình trước đó. Tất cả những cố gắng vượt bậc của cô bé hòng chứng minh năng lực của mình trội hơn các bạn, giờ rơi vào hẫng hụt. Điểm số cũng chỉ được cho để đánh giá nỗ lực của trò, phương pháp tiếp cận của thầy.

Thế là cô bé sốc, mọi giá trị dường như thay đổi. Cô bé đã mất khá nhiều thời gian để làm quen với phong cách "sống không vì thành tích"…

Sống theo chỉ tiêu, học vì thành tích

Lại nói câu chuyện ở Việt Nam, tôi nhớ, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, cô giáo của con tôi nói: "Tôi đã đăng ký 97% học sinh giỏi, tính ra là chỉ được phép có "x" học sinh khá thôi, nên rất cần sự hỗ trợ của bố mẹ!". Đồng thời, cô lấy đó để tạo động lực cùng nhau cố gắng "đủn mông con", tin vào con số phần trăm nhà trường áp xuống và quyết tâm theo. Từ đó nảy sinh nhiều bất cập trong ứng xử học đường do cô quá lo lắng, sốt ruột cho con số tròn trịa cần đạt đến.

Còn phụ huynh thì nghĩ gì về điều này? Tôi nhớ, khi Bộ GD&ĐT áp dụng phương án không chấm điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, chúng tôi có tham gia thảo luận trên một diễn đàn trực tiếp của Đài tiếng nói Việt Nam. Quá nửa các phụ huynh gọi đến thắc mắc, mong muốn có điểm, có xếp thứ, có thi đua... Ở góc độ nào đó, tôi rất hiểu băn khoăn của các bậc cha mẹ. Họ lo sợ sự cố gắng của con mình không được đánh giá đúng mức, bạn học giỏi và chăm chỉ bị đánh đồng với bạn học yếu hơn và lười hơn.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 1

Một bảng "thành tích" hay gặp
Có lẽ, việc thi đua, báo cáo thành tích, khoe kết quả hoàn hảo đã ăn sâu vào tư duy của chúng ta trong mọi câu chuyện ứng xử xã hội chứ không chỉ ở trường học nữa, bởi "con gà tức nhau tiếng gáy".

Thành tích, những con số định lượng - về bản chất không xấu và có lý do để tồn tại. Chúng cho mỗi cá nhân cơ sở để tự đánh giá bản thân, tạo động lực hành động. Tuy nhiên, nói để thấy, cả xã hội vẫn còn câu nệ thành tích, lấy thành tích làm đồ trang sức cho mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Thành tích kiểu ấy biến thành hình thức, phần nhiều là giả tạo, khiến con người bị lệ thuộc vào sự tròn trịa của con số, sự giả dối của sản phẩm. Thậm chí, mọi mức độ, tiêu chí đánh giá và tự đánh giá đã không còn cho kết quả đáng tin nữa.

Và để chạy đua thành tích, người ta tạo áp lực cho mình và cho nhau. Đó là một trong những nguyên nhân đáng kể cho nhiều câu chuyện buồn những năm gần đây trong giáo dục. Đó là việc giáo viên đánh, tát học trò, bắt quỳ;  bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần đối với trẻ trong gia đình và nhà trường; việc dạy trẻ cách đối phó khi có lỗi do sợ ảnh hưởng đến thi đua của lớp.

Thực tế, việc xếp thứ hạng thi đua của các lớp khiến cho cả cô lẫn trò không còn sợ lỗi sai mà chỉ sợ người ta bắt được lỗi sai. Trẻ không còn nhận thức được hành vi của mình có gì chưa ổn để điều chỉnh mà chỉ lo lắng tìm cách biến báo, che giấu, đổ lỗi. Kết quả là chúng ta sẽ có một lớp trẻ nhiều người không dũng cảm, không dám nhận lỗi, luôn tìm cách biện minh cho những sai phạm, không tự đánh giá được chỗ còn yếu của mình. Từ đó, họ khó thay đổi, sáng tạo, nhận bài học quý từ những lỗi sai - những yếu tố dẫn đến sự trưởng thành và thành công.

Phải làm sao?

Thành tích vẫn quan trọng, điểm số vẫn cần thiết nếu biết nhìn hợp lý và tiếp cận vấn đề đúng mực. Điểm số là để học sinh và thầy cô tự đánh giá hoạt động học tập, dạy học của mình. Thành tích là sự “ganh đua” giữa mình hôm qua và hôm nay, những con số sẽ cho ta niềm vui, như một phản hồi tích cực cho mọi cố gắng.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 2

Tranh biếm hoạ về "lạm phát" giấy khen cho học sinh
Một bạn nhỏ lớp Một tôi quen, cuối học kỳ mang giấy khen, phần thưởng về, thờ ơ chẳng chút vui mừng. Bé bảo, cả lớp là học sinh giỏi! Thế nhưng, bé rất hào hứng phấn khích khi tôi khen chữ O của bé đã tròn hơn hẳn chữ O mấy tháng trước. Bé trình bày dài dòng về cách đưa tay để nét đầu và nét cuối của vòng tròn gặp được nhau. Đó cũng là thành tích, nhưng là thành tích mà con người cá nhân tự đặt mục tiêu cho mình để hướng tới - thật hạnh phúc, không có bóng dáng của bạo lực, bạo hành!

Hãy xoá bỏ áp đặt chỉ tiêu thành tích từ bên trên, bên ngoài. Hãy để mỗi cá nhân, mỗi tập thể tự đưa ra mục tiêu hành động cho mình, học cách tự đánh giá hoạt động của mình một cách trung thực. Khi không còn chạy theo những giá trị ảo, giả, ta sẽ biết nâng niu những giá trị "người" hơn!

TS. Nguyễn Thuỵ Anh 

Nguồn: Báo "Thế giới và Việt Nam"
(Ảnh trong bài do Bigschool sưu tầm).

BigSchool: Tác giả bài viết sinh ngày 5/4/1974 tại Hà Nội, quê Hà Tĩnh, từng là cựu học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam khoá 1989-1991. Nguyễn Thụy Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm quốc gia Moskva, có 17 năm học tập, sinh sống tại Nga. Hiện nay TS. Nguyễn Thụy Anh sống và làm việc tại Hà Nội. Chị là tiến sĩ giáo dục, người sáng lập và chủ nhiệm câu lạc bộ "Đọc sách cùng con". Ngoài những hoạt động giáo dục, chị còn là nhà thơ, dịch giả. Năm 2018, dịch giả Nguyễn Thụy Anh có chuyến đi tới Nga nhận giải thưởng văn học Nga thường niên "Ngôn từ - Sợi chỉ gắn kết" dành cho tác phẩm văn học dịch với tác phẩm dịch Olga Berggoltz của tôi (NXB Trẻ phát hành năm 2010, nhân kỷ niệm 100 năm sinh nữ sĩ Nga Olga Berggoltz). Trước đó, Olga Berggoltz của tôi từng được trao giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2011.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 3

Dịch giả Nguyễn Thụy Anh nhận giải thưởng tại trụ sở Hội Nhà văn Nga.

Chị đã viết và xuất bản nhiều cuốn sách giáo dục trẻ em được bạn đọc nhỏ tuổi và phụ huynh yêu thích.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 4

Một số cuốn sách của chị viết cho trẻ em

09/10/2023 574
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: theo thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Đau mắt đỏ thường xảy ra ở địa bàn lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tích cực, chủ động phòng bệnh Đau mắt đỏ như sau: Đau mắt đỏ là t...
Xem chi tiết
07/10/2023 1.664
Tại Hội nghị Nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động năm học 2023-2024, chủ đề thiết thực về "Xây dựng kỹ năng đặc thù cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại Trường Tiểu học Bình Minh" đã thu hút sự quan tâm của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên. Đại diện khối Giáo dục đặc biệt, đồng chí Nguyễn Thị Lý giáo viên chủ nhiệm lớp C4, đã đưa ra những đề xuất thiết thực và hiệu quả về cách cải thiện nội dung kỹ năng đặc thù cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại trường. Đề xuất này tập trung vào sự sáng tạo và áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật t...
Xem chi tiết
19/09/2023 474
Hỏa hoạn là tai nạn rất dễ dẫn đến thương vong với tốc độ rất nhanh. Do vậy, kỹ năng xử lý khi xảy ra cháy luôn là thứ cần thuộc nằm lòng với bất cứ ai. - Trường Tiểu học Bình Minh -
Xem chi tiết
30/09/2021 1.426
Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an thành phố Nha Trang vừa phát hiện bắt giữ hai vụ tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý. Đáng chú ý qua hai vụ việc này cơ quan công an đã thu giữ hàng chục gói ma tuý được nguỵ trang dưới dạng gói bột thực phẩm hương dâu pha uống. Đây là những loại ma tuý lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Trên bao bì gói bột này có in các thành phần thường thấy của loại nước uống trái cây. Tuy nhiên bao bì không ghi thông tin của nhà sản xuất cũng như xuất xứ của sản phẩm. Theo lời khai ban đầu của các đối tượng bị bắt giữ thì những gói...
Xem chi tiết
30/07/2021 1.446
Tài liệu tham khảo về: Sự thu nhận và phát triển lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp. Các hoạt động can thiệp và các chiến lược thực hành. Xem tài liệu: Tại đây.
Xem chi tiết
30/07/2021 645
Tài liệu tham khảo về: Tuổi dậy thì - Hướng dẫn cho thanh thiếu niên rối loạn phổ tự kỷ và các bậc phụ huynh. Xem file tài liệu: Tại đây.
Xem chi tiết
05/04/2021 1.110
1. Tìm ra cách học tốt nhất với con Để làm được điều này, cha mẹ hãy quan sát con khi bé học tập. Thử xem bé học tốt hơn khi được ngồi một mình trong phòng yên tĩnh hay khi ngồi học cùng anh/chị/em khác trong nhà. Ngoài ra, mẹ nên dạy con cách nghiên cứu bài tập theo các bước, ví dụ như: Ghi chú những điều cơ bản khi bé đọc một chương sách. Học theo bảng biểu và biểu đồ. Tóm tắt những gì bé đã học theo cách riêng của bé. 2. Tắt tivi Bạn hãy thiết lập nguyên tắc sinh hoạt có lợi cho sự tập trung vào bài vở của con; chẳng hạn, thời gian học bài là thời gian không có tiếng tivi. Tiếng tivi có khả...
Xem chi tiết
05/04/2021 1.168
​ 1. Cách dạy con tự lập sớm Yêu con không có nghĩa phải nuông chiều con, nếu muốn con mình tốt lên thì ngay từ khi con còn nhỏ cha mẹ nên dạy con cách tự giác để con không có tính ỷ lại. Chẳng hạn như cha mẹ yêu cầu con tự sắp xếp lại đồ chơi của mình sau khi chơi xong, hướng dẫn con tự làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của con. ​ Cho trẻ quyền tự quyết, tự giác thực hiện mọi việc theo suy nghĩ của trẻ. Cách dạy con này sẽ giúp trẻ học được cách tự thân vận động và rút ra được nhiều kinh nghiệm theo thời gian. Cha mẹ chỉ nên giúp đỡ con khi thật sự cần thiết. Đây là cách dạy con...
Xem chi tiết
19/10/2020 521
Đây là tâm sự của cô giáo Đinh Thu Hồng (đang dạy học ở Mỹ) khi chia sẻ lại bài viết của mình trên trang FB cá nhân: "Chủ đề này mình viết từ cách đây 2 năm trên trang "Học kiểu Mỹ tại nhà", đã có báo đăng lại hồi tháng 1 năm ngoái. Bản trên trang của mình đầy đủ hơn vì có trích dẫn sách và nghiên cứu khoa học. Mà nay post lại vì vẫn có khá nhiều phụ huynh nhắn hỏi mình về chuyện học tiếng Anh của con, dù con còn nhỏ tuổi, thậm chí mới đẻ hay còn sơ sinh, chưa đến 1 tuổi. Post lại để một lần nữa muốn nhắn nhủ với phụ huynh rằng: hãy cứ bình tĩnh sống, yêu thương và chăm con, hãy cứ cho con tắm...
Xem chi tiết
19/10/2020 639
Nay tác giả vừa chia sẻ một vấn đề mà liên quan tới tất cả các bậc làm cha, làm mẹ: "Mua gì cho con và không nên mua gì cho con?". Xin cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Cao Sang và chia sẻ cùng các bạn. HAI MÓN ĐỒ CHO CON Thạc sĩ Đỗ Cao Sang Giả sử bạn là một đại gia, việc chọn mua gì cho con cái trong ngày sinh nhật đôi khi cũng rất đau đầu. Giống như vợ chồng Thạch Sùng, để tiêu hết tiền cũng phải vắt óc lên mà nghĩ. Tôi cá rằng ở xã hội mình, không thiếu các gia đình đang ở trong trường hợp này. Vậy tôi xin đưa ra câu trả lời giúp: Có hai thứ bạn nên mua cho trẻ càng nhiều càng tốt là NHẠC CỤ và SÁCH. Thật...
Xem chi tiết
15/10/2020 1.241
Khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1, thói quen tự giác học tập sẽ được hình thành và trẻ bắt đầu làm quen với các môn đọc, viết và toán. Các bậc cha mẹ sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa hai cấp mầm non và tiểu học và có thể nhận thấy ngay trong lớp học với nhiều bàn ghế hơn, chương trình học tập đòi hỏi các em phải tập trung và nghiêm túc hơn. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng tổ chức các buổi họp phụ huynh trước khi năm học bắt đầu hoặc trong những tuần đầu tiên của học kỳ. Nếu bạn không đến tham dự được, hãy liên hệ với nhà trường hoặc nói chuyện trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ n...
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH
Facebook Fanpage
© 2020 Bản quyền thuộc về Tiểu học Bình Minh - Bảo lưu mọi quyền. Website được thiết kế bởi Tất Thành