Slide 1
Slide 2
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
Slide 10
Slide 11
Slide 12
Slide 13
Slide 14
Slide 15
Slide 16
Slide 17
Slide 18
Slide 20
Slide 21
Slide 22
Slide 23
Slide 24
Slide 25
Slide 26
Slide 27
Slide 28
Slide 29
Slide 30
Slide 31
Slide 32
Slide 33
Slide 34
Slide 35
Slide 36
Slide 37
Slide 38
Slide 39
Slide 40
Slide 41
Slide 42
Slide 43
Slide 44
Slide 45
Slide 46
Slide 47
Slide 48
Slide 49
Slide 50
Slide 51

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người

Chỉ từ những mẩu chuyện nhỏ, tác giả đã chỉ ra: Bệnh thành tích là "nhân tố bí ẩn" phá hoại cuộc sống tinh thần con người. Không ít phụ huynh sẽ giật mình sau khi đọc bài viết này vì mình đã tạo điều kiện cho "nhân tố bí ẩn" này phát triển.

Vương Đình Anh
Anh VĐ
11:12 19/10/20 trong Kết nối PHHS
11:12 19/10/20 588 lượt xem
Mục lục

Con trai tôi sinh ở Nga, tròn 6 tuổi thì về Việt Nam học lớp một. Tôi còn nhớ, cháu vấp phải rất nhiều rào cản về tâm lý, sốc về cách học, cách ứng xử ở môi trường học đường Việt Nam. Đơn giản vì bé chưa quen và chưa được chuẩn bị tâm lý, kỹ năng tốt để bước vào một lớp học 50-60 học sinh thay vì 30 học sinh như ở Nga.

Thế mà, tôi không ngờ rằng, những bạn nhỏ Việt Nam khi sang học ở "Tây" cũng chịu nhiều áp lực không kém

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người

TS. Nguyễn Thuỵ Anh với các em nhỏ.

Áp lực của sự… không thành tích

Tôi có dịp nghe câu chuyện của một bạn nhỏ theo bố mẹ sang Đức. Cháu bị stress nặng vì những thứ xung quanh "không giống ở nhà". Trước hết, không ai để ý đến thành tích của cháu. Cháu đã quen được tung hô: cuối tuần khen thưởng vì điểm giỏi, ông bà tự hào khoe với bạn bè hàng xóm về cô cháu gái giải nọ giải kia trong các cuộc thi. Ở trường, cháu được được nhắc tên, tuyên dương, nhận quà, thay mặt các bạn phát biểu. Nghĩa là, thành tích của cháu phải được ghi nhận, được xếp hạng, được ngưỡng mộ.

Nhưng ở châu Âu, họ cần học sinh vượt được bản thân, thành tích phải so sánh với thành tích của chính mình trước đó. Tất cả những cố gắng vượt bậc của cô bé hòng chứng minh năng lực của mình trội hơn các bạn, giờ rơi vào hẫng hụt. Điểm số cũng chỉ được cho để đánh giá nỗ lực của trò, phương pháp tiếp cận của thầy.

Thế là cô bé sốc, mọi giá trị dường như thay đổi. Cô bé đã mất khá nhiều thời gian để làm quen với phong cách "sống không vì thành tích"…

Sống theo chỉ tiêu, học vì thành tích

Lại nói câu chuyện ở Việt Nam, tôi nhớ, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, cô giáo của con tôi nói: "Tôi đã đăng ký 97% học sinh giỏi, tính ra là chỉ được phép có "x" học sinh khá thôi, nên rất cần sự hỗ trợ của bố mẹ!". Đồng thời, cô lấy đó để tạo động lực cùng nhau cố gắng "đủn mông con", tin vào con số phần trăm nhà trường áp xuống và quyết tâm theo. Từ đó nảy sinh nhiều bất cập trong ứng xử học đường do cô quá lo lắng, sốt ruột cho con số tròn trịa cần đạt đến.

Còn phụ huynh thì nghĩ gì về điều này? Tôi nhớ, khi Bộ GD&ĐT áp dụng phương án không chấm điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, chúng tôi có tham gia thảo luận trên một diễn đàn trực tiếp của Đài tiếng nói Việt Nam. Quá nửa các phụ huynh gọi đến thắc mắc, mong muốn có điểm, có xếp thứ, có thi đua... Ở góc độ nào đó, tôi rất hiểu băn khoăn của các bậc cha mẹ. Họ lo sợ sự cố gắng của con mình không được đánh giá đúng mức, bạn học giỏi và chăm chỉ bị đánh đồng với bạn học yếu hơn và lười hơn.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 1

Một bảng "thành tích" hay gặp
Có lẽ, việc thi đua, báo cáo thành tích, khoe kết quả hoàn hảo đã ăn sâu vào tư duy của chúng ta trong mọi câu chuyện ứng xử xã hội chứ không chỉ ở trường học nữa, bởi "con gà tức nhau tiếng gáy".

Thành tích, những con số định lượng - về bản chất không xấu và có lý do để tồn tại. Chúng cho mỗi cá nhân cơ sở để tự đánh giá bản thân, tạo động lực hành động. Tuy nhiên, nói để thấy, cả xã hội vẫn còn câu nệ thành tích, lấy thành tích làm đồ trang sức cho mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Thành tích kiểu ấy biến thành hình thức, phần nhiều là giả tạo, khiến con người bị lệ thuộc vào sự tròn trịa của con số, sự giả dối của sản phẩm. Thậm chí, mọi mức độ, tiêu chí đánh giá và tự đánh giá đã không còn cho kết quả đáng tin nữa.

Và để chạy đua thành tích, người ta tạo áp lực cho mình và cho nhau. Đó là một trong những nguyên nhân đáng kể cho nhiều câu chuyện buồn những năm gần đây trong giáo dục. Đó là việc giáo viên đánh, tát học trò, bắt quỳ;  bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần đối với trẻ trong gia đình và nhà trường; việc dạy trẻ cách đối phó khi có lỗi do sợ ảnh hưởng đến thi đua của lớp.

Thực tế, việc xếp thứ hạng thi đua của các lớp khiến cho cả cô lẫn trò không còn sợ lỗi sai mà chỉ sợ người ta bắt được lỗi sai. Trẻ không còn nhận thức được hành vi của mình có gì chưa ổn để điều chỉnh mà chỉ lo lắng tìm cách biến báo, che giấu, đổ lỗi. Kết quả là chúng ta sẽ có một lớp trẻ nhiều người không dũng cảm, không dám nhận lỗi, luôn tìm cách biện minh cho những sai phạm, không tự đánh giá được chỗ còn yếu của mình. Từ đó, họ khó thay đổi, sáng tạo, nhận bài học quý từ những lỗi sai - những yếu tố dẫn đến sự trưởng thành và thành công.

Phải làm sao?

Thành tích vẫn quan trọng, điểm số vẫn cần thiết nếu biết nhìn hợp lý và tiếp cận vấn đề đúng mực. Điểm số là để học sinh và thầy cô tự đánh giá hoạt động học tập, dạy học của mình. Thành tích là sự “ganh đua” giữa mình hôm qua và hôm nay, những con số sẽ cho ta niềm vui, như một phản hồi tích cực cho mọi cố gắng.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 2

Tranh biếm hoạ về "lạm phát" giấy khen cho học sinh
Một bạn nhỏ lớp Một tôi quen, cuối học kỳ mang giấy khen, phần thưởng về, thờ ơ chẳng chút vui mừng. Bé bảo, cả lớp là học sinh giỏi! Thế nhưng, bé rất hào hứng phấn khích khi tôi khen chữ O của bé đã tròn hơn hẳn chữ O mấy tháng trước. Bé trình bày dài dòng về cách đưa tay để nét đầu và nét cuối của vòng tròn gặp được nhau. Đó cũng là thành tích, nhưng là thành tích mà con người cá nhân tự đặt mục tiêu cho mình để hướng tới - thật hạnh phúc, không có bóng dáng của bạo lực, bạo hành!

Hãy xoá bỏ áp đặt chỉ tiêu thành tích từ bên trên, bên ngoài. Hãy để mỗi cá nhân, mỗi tập thể tự đưa ra mục tiêu hành động cho mình, học cách tự đánh giá hoạt động của mình một cách trung thực. Khi không còn chạy theo những giá trị ảo, giả, ta sẽ biết nâng niu những giá trị "người" hơn!

TS. Nguyễn Thuỵ Anh 

Nguồn: Báo "Thế giới và Việt Nam"
(Ảnh trong bài do Bigschool sưu tầm).

BigSchool: Tác giả bài viết sinh ngày 5/4/1974 tại Hà Nội, quê Hà Tĩnh, từng là cựu học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam khoá 1989-1991. Nguyễn Thụy Anh tốt nghiệp Đại học Sư phạm quốc gia Moskva, có 17 năm học tập, sinh sống tại Nga. Hiện nay TS. Nguyễn Thụy Anh sống và làm việc tại Hà Nội. Chị là tiến sĩ giáo dục, người sáng lập và chủ nhiệm câu lạc bộ "Đọc sách cùng con". Ngoài những hoạt động giáo dục, chị còn là nhà thơ, dịch giả. Năm 2018, dịch giả Nguyễn Thụy Anh có chuyến đi tới Nga nhận giải thưởng văn học Nga thường niên "Ngôn từ - Sợi chỉ gắn kết" dành cho tác phẩm văn học dịch với tác phẩm dịch Olga Berggoltz của tôi (NXB Trẻ phát hành năm 2010, nhân kỷ niệm 100 năm sinh nữ sĩ Nga Olga Berggoltz). Trước đó, Olga Berggoltz của tôi từng được trao giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2011.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 3

Dịch giả Nguyễn Thụy Anh nhận giải thưởng tại trụ sở Hội Nhà văn Nga.

Chị đã viết và xuất bản nhiều cuốn sách giáo dục trẻ em được bạn đọc nhỏ tuổi và phụ huynh yêu thích.

Bệnh thành tích phá hoại cuộc sống tinh thần của con người 4

Một số cuốn sách của chị viết cho trẻ em

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CỤM TRƯỜNG  MẦM NON VÀ CHUYÊN BIỆT TRỰC THUỘC NĂM HỌC 2023 - 2024

Ngày 6/5/2024, Cụm các trường Mầm non và Chuyên biệt trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn các trường học năm học 2023 - 2024. 

Sỹ Thị Hiền
Hiền ST
07:20 07/05/24 trong Tin tức - Sự kiện nổi bật
07:20 07/05/24 273 lượt xem
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE CHO HỌC SINH

Sỹ Thị Hiền
Hiền ST
08:04 27/04/24 trong Tin tức - Sự kiện nổi bật
08:04 27/04/24 11 lượt xem
CHÀO MỪNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4/1998 - 18/4/2024

Sỹ Thị Hiền
Hiền ST
06:38 18/04/24 trong Tin tức - Sự kiện nổi bật
06:38 18/04/24 155 lượt xem
Công khai thực hiện dự toán thu chi ngân sách quý I/2024

Sỹ Thị Hiền
Hiền ST
14:03 12/04/24 trong Văn bản nhà trường
14:03 12/04/24 26 lượt xem
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CỤM TRƯỜNG  MẦM NON VÀ CHUYÊN BIỆT TRỰC THUỘC NĂM HỌC 2023 - 2024

Ngày 6/5/2024, Cụm các trường Mầm non và Chuyên biệt trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn các trường học năm học 2023 - 2024. 

07:20 07/05/24 273 lượt xem
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE CHO HỌC SINH

08:04 27/04/24 11 lượt xem
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH NHIỆM KỲ 2023-2028 

Sỹ Thị Hiền
Hiền ST
19:52 15/03/23 trong Tin tức - Sự kiện nổi bật
19:52 15/03/23 24.278 lượt xem
Trường Tiểu học Bình Minh chào đón năm học mới 2023 – 2024

Sỹ Thị Hiền
Hiền ST
14:17 06/09/23 trong Tin tức - Sự kiện nổi bật
14:17 06/09/23 17.642 lượt xem
Xây dựng mô hình “ Góc thư viện lớp em”

Với mục đích “Nâng cao văn hoá đọc sách”, khơi gợi và đánh thức niềm đam mê, tình yêu đối với sách truyện cho các em học sinh, ngay từ những ngày đầu năm học, Thư viện trường Tiểu học Bình Minh đã triển khai hoạt động “Góc thư viện lớp em” tới toàn bộ các khối, lớp học: phát động mỗi em học sinh quyên góp, ủng hộ từ 1 đến 2 cuốn sách truyện thiếu nhi vào giá sách/ tủ sách của lớp. Mỗi cuốn sách với những nội dung, chủ đề khác nhau có thể là cũ đối với bạn này, nhưng lại hoàn toàn là mới và bổ ích đối với các bạn khác. Hoạt động này cũng là một trong những cách để truyền tải thông điệp “ Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay” tới toàn thể các em học sinh trong nhà trường.

Vương Toàn
Toàn V
18:00 15/12/20 trong Tin tức - Sự kiện nổi bật
18:00 15/12/20 4.078 lượt xem
"TIẾT KIỆM ĐIỆN - THÀNH THÓI QUEN" - HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH MINH HƯỞNG ỨNG GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2023

Bắt nguồn từ một sự kiện tắt đèn mang tính biểu tượng tại thành phố Sydney, Úc năm 2007- Giờ Trái Đất đã trở thành một phong trào môi trường có quy mô lớn nhất thế giới. Đây là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới; đề cao sợi dây liên kết giữa con người và thiên nhiên. Trong những năm qua, Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố cùng hàng triệu người dân Việt Nam.

Sỹ Thị Hiền
Hiền ST
18:51 26/03/23 trong Tin tức - Sự kiện nổi bật
18:51 26/03/23 3.354 lượt xem
Hotline
0243 9423 515
Zalo
0243 9423 515
Viber
0243 9423 515
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/truongtieuhocbinhminh
Facebook
http://facebook.com/truongtieuhocbinhminh
Instagram